A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiểm tra mô hình đề tài KH&CN cấp tỉnh “Ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhằm phòng trừ bệnh hại vùng rễ và nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng thuộc họ cà tại Thái Bình”

Chiều ngày 06/11/2021, đoàn công tác của Sở KH&CN do ông Đỗ Thanh Giang - Phó Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, đánh giá mô hình trồng ớt sử dụng phân bón hữu cơ tự ủ phối trộn với các chế phẩm, vi sinh vật đối kháng thuộc đề tài KH&CN cấp tỉnh “Ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhằm phòng trừ bệnh hại vùng rễ và nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng thuộc họ cà tại Thái Bình” tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ. Đề tài do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện trong 3 năm (2020 - 2022).

 

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, đề tài đã thực hiện các thí nghiệm về ủ phân hữu từ các phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương như rơm, rạ, phân lợn, phân bò, phân gà và phối trộn với các chế phẩm vi sinh, vi sinh vật đối kháng ứng dụng trong phòng trừ bệnh hại cây trồng có nguồn gốc trong đất để tạo phân bón hữu cơ vi sinh cũng như hoàn thiện các quy trình về sử dụng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh tự ủ cho cây ớt, khoai tây và cà chua.

Từ kết quả các thí nghiệm đã đạt được, năm 2021, nhóm nghiên cứu đã triển khai xây dựng các mô hình trồng ớt, khoai tây và cà chua sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh tự ủ tại huyện Quỳnh Phụ. Cụ thể: 01 mô hình trồng ớt với quy mô 1,0 ha tại xã An Ấp, 01 mô hình trồng khoai tây có quy mô 1,0 ha và 01 mô hình trồng cà chua với quy mô 0,5 ha tại xã Quỳnh Nguyên.

Qua kiểm tra thực tế tại mô hình trồng ớt ở xã An Ấp cho thấy, cây ớt được sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đang sinh trưởng và phát triển tốt, phân nhánh nhiều, cây cao, nhiều quả; hạn chế được một số bệnh hại vùng rễ (như bệnh thối gốc, lở cổ rễ,…) có nguồn gốc từ trong đất và thời gian thu hoạch kéo dài từ 2-3 đợt so với mô hình trồng ớt của bà con.

Đoàn công tác đánh giá cao kết quả thực hiện mô hình trồng ớt của đề tài, đồng thời đề nghị đơn vị chủ trì tiếp tục theo dõi, đánh giá các mô hình đang triển khai; hướng tới nhân rộng mô hình ở nông hộ và địa phương để tự chủ loại phân bón hữu cơ vi sinh cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, tăng lợi nhuận và làm sạch môi trường tại tỉnh Thái Bình; thực hiện các nội dung công việc tiếp theo của đề tài theo đúng tiến độ, đúng quy định.

Một số hình ảnh tại buổi kiểm tra:

 

Sở KH&CN kiểm tra mô hình trồng ớt sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh 
tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ

 

Ớt tại mô hình đã thu hoạch đến lần thứ 5 nhưng cây vẫn xanh tốt và quả xanh còn rất nhiều

 


Tác giả: .
Nguồn:Sở KH&CN Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết